Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

A. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật hóa chất 2007 (“Luật Hóa Chất”), doanh nghiệp sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (“Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất”).

1. Điều kiện để được cấp Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất

  • Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa Chất; Điều 4; khoản 1, khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP (“NĐ 113”);
  • Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
  • Các đối tượng quy định tại Điều 32 của NĐ 113 phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

2. Hồ sơ cấp Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất theo mẫu quy định;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.
  • Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
  • Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
  • Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của NĐ 113;
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.

3. Cơ quan cấp phép

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt cơ sở sản xuất. 

B. Phạm vi dịch vụ của LMP Lawyers, các rủi ro phát sinh nếu khách hàng tự mình thực hiện, ưu thế nếu được sự hỗ trợ của LMP Lawyers

1. Phạm vi dịch vụ

Cho thủ tục xin Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất, LMP Lawyers có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc trong phạm vi sau đây:

(a) Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp phép;

(b) Chuẩn bị danh mục tài liệu và thông tin cần thiết để soạn hồ sơ đáp ứng quy định pháp luật và yêu cầu của cơ quan cấp phép;

(c) Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;

(d) Theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ, kịp thời trao đổi với chuyên viên xử lý hồ sơ khi có phát sinh các yêu cầu điều chỉnh bổ sung;

(e) Thay mặt khách hàng nhận kết quả và gửi kết quả cho khách hàng.

2. Các rủi ro phát sinh nếu khách hàng tự mình thực hiện

Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Sản Xuất Hóa Chất, chúng tôi nhận thấy khách hàng có thể gặp các rủi ro sau đây nếu khách hàng tự mình thực hiện thủ tục:

(a) Việc các văn bản pháp luật quy định không rõ ràng hoặc một điều khoản của văn bản pháp luật này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hướng dẫn bởi các văn bản pháp luật khác có thể gây khó khăn cho khách hàng trong việc xác định cơ sở pháp lý áp dụng cho thủ tục. 

(b) Do không có kinh nghiệm kê khai hồ sơ, khách hàng có thể kê khai chưa đúng yêu cầu của luật và cơ quan nhà nước. Điều này làm cho khách hàng bị mất rất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục, ảnh hưởng tiến độ triển khai các kế hoạch kinh doanh, sản xuất của khách hàng. 

(c) Khách hàng xác định sai cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.

(d) Khách hàng không theo dõi sát sao tình hình xử lý hồ sơ, dẫn đến không thể xử lý kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu từ cơ quan cấp phép.

3. Ưu thế nếu được sự hỗ trợ của LMP Lawyers

Khi khách hàng được sự hỗ trợ của LMP Lawyers, khách hàng sẽ nhận được các ưu thế sau so với việc tự mình thực hiện:

(a) Tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình cấp phép, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và tài liệu theo yêu cầu của chúng tôi.

(b) Thủ tục được thực hiện nhanh gọn và chính xác, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

(c) Nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của LMP Lawyers. 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.

Liên hệ tư vấn
(+84)2838224050