Thủ tục thành lập công ty cổ phần có 100% vốn Việt Nam được áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về việc thành lập công ty cổ phần.
A. Các vấn đề cần lưu ý khi dự định thành lập công ty cổ phần có 100% Vốn Việt Nam
1. Một số điều kiện cần lưu ý
(a) Điều kiện về tên công ty cổ phần
(i) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng.
(ii) Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
(iii) Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
(iv) Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
(b) Điều kiện về vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
(c) Điều kiện về cổ đông công ty
Công ty cổ phần phải có tối thiểu ba cổ đông sáng lập. Các cổ đông phải thỏa mãn các quy định chung của Luật Doanh nghiệp
2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
(a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(b) Điều lệ công ty.
(c) Danh sách cổ đông sáng lập;
(d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
(i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
(ii) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
3. Cơ quan xử lý hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Sở kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở.
4. Thời gian xử lý hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Làm con dấu cho công ty
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ liên hệ đơn vị có chức năng để làm dấu cho công ty.
B. Phạm vi dịch vụ của LMP Lawyers, các rủi ro phát sinh nếu khách hàng tự mình thực hiện, ưu thế nếu được sự hỗ trợ của LMP Lawyers
1. Phạm vi dịch vụ
Cho thủ tục thành lập công ty cổ phần, LMP Lawyers có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc trong phạm vi sau đây:
(a) Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty;
(b) Chuẩn bị danh mục tài liệu và thông tin cần thiết để soạn hồ sơ đáp ứng quy định pháp luật và yêu cầu của cơ quan cấp phép;
(c) Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép;
(d) Theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ, kịp thời trao đổi với chuyên viên xử lý hồ sơ khi có phát sinh các yêu cầu điều chỉnh bổ sung;
(e) Thay mặt khách hàng nhận kết quả và gửi kết quả cho khách hàng.
2. Các rủi ro phát sinh nếu khách hàng tự mình thực hiện
Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập công ty cổ phần, chúng tôi nhận thấy khách hàng có thể gặp các rủi ro sau đây nếu khách hàng tự mình thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:
(a) Việc các văn bản pháp luật quy định không rõ ràng hoặc một điều khoản của văn bản pháp luật này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hướng dẫn bởi các văn bản pháp luật khác có thể gây khó khăn cho khách hàng trong việc xác định cơ sở pháp lý áp dụng cho thủ tục.
(b) Do không có kinh nghiệm kê khai hồ sơ, khách hàng có thể kê khai chưa đúng yêu cầu của luật và cơ quan nhà nước. Điều này làm cho khách hàng bị mất rất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục, ảnh hưởng tiến độ triển khai các kế hoạch kinh doanh của khách hàng.
(c) Khách hàng xác định sai cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
(d) Khách hàng không theo dõi sát sao tình hình xử lý hồ sơ, dẫn đến không thể xử lý kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu từ cơ quan cấp phép.
3. Ưu thế nếu được sự hỗ trợ của LMP Lawyers
Khi khách hàng được sự hỗ trợ của LMP Lawyers, khách hàng sẽ nhận được các ưu thế sau so với việc tự mình thực hiện:
(a) Tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình cấp phép, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và tài liệu theo yêu cầu của chúng tôi.
(b) Thủ tục được thực hiện nhanh gọn và chính xác, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
(c) Nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của LMP Lawyers.
Lưu ý: Nội dung trình bày trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.