TẬP TRUNG KINH TẾ – PHẦN 2: THẨM ĐỊNH VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ

Tiếp theo bài viết “Tập trung kinh tế và các thương vụ mua bán – sáp nhập phải thông báo tập trung kinh tế”, bài viết này tập trung nói về quy trình đánh giá, thẩm định việc tập trung kinh tế đã thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

Quy trình thẩm định việc tập trung kinh tế

Các bước thông báo tập trung kinh tế và thẩm định tập trung kinh tế sẽ được thực hiện như sau:

 

(1) Các bước thẩm định

1.1. Thẩm định sơ bộ

Tại giai đoạn thẩm định sơ bộ, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ xem xét các yếu tố sau để đánh giá mức độ tập trung của thị trường:

a. Thị Phần Kết Hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (“HHI”), được xác định bằng tổng bình phương mức thị phần của mỗi doanh nghiệp trong một thị trường liên quan.

c. Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

1.2. Thẩm định chính thức

Đối với một số vụ việc phức tạp, ngoài các yếu tố tại giai đoạn thẩm định sơ bộ, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đánh giá về các vấn đề sau:

a. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau:

(i) Thị Phần Kết Hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

(ii) mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế;

(iii) mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

(iv) lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

(v) khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

(vi) khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

(vii) yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

b. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một hoặc kết hợp các yếu tố sau và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế:

(i) tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;

(ii) tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

(iii) tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

c. Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

(2) Kết quả thẩm định

2.1. Tập trung kinh tế được thực hiện

Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.
 

Thị Phần Kết Hợp

Post HHI

Post HHI trừ (-) Pre HHI

Trường hợp 2

Thấp hơn 20% trên thị trường liên quan

N/A

Trường hợp 3

Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan

Thấp hơn 1.800

N/A

Trường hợp 4 Từ 20% trở lên trên thị trường liên quan

Trên 1.800

Thấp hơn 100

2.2. Tập trung kinh tế có điều kiện

Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:

a. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

b. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

c. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.

2.3. Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm

Tập trung kinh tế bị cấm là trường hợp doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.

Liên hệ tư vấn
(+84)2838224050