Những vấn đề cần lưu ý khi gọi vốn từ nhà đầu tư

gọi vốn từ nhà đầu tư

A. Tại sao gọi vốn từ nhà đầu tư là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp?

Đối với các công ty mới thành lập hoặc chưa có nhiều năm hoạt động, họ có tiềm lực tài chính hạn chế và không sở hữu nhiều tài sản giá trị cũng như chưa xây dựng được danh tiếng của mình trên thị trường. Do đó, gọi vốn từ các nhà đầu tư vừa là công cụ tài chính hiệu quả, vừa là cơ hội để cùng hợp tác, đồng hành với nhau về mặt phát triển doanh nghiệp.

Đối với các công ty lớn có nhiều năm kinh nghiệm, gọi vốn cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của công ty để mang lại nguồn lực tài chính lớn nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường mới tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực mới.

Ngoài ra, các công còn nhận được sự hỗ trợ về chiến lược, nhân sự, kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thương trường.

Tham khảo thêm những vấn đề cần lưu ý khi gọi vốn từ nhà đầu tư qua link đính kèm.

gọi vốn từ nhà đầu tư

B. Để gọi vốn đầu tư thành công, các doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Giai đoạn chuẩn bị trước khi gọi vốn

Trước khi bắt đầu quá trình gọi vốn từ nhà đầu tư, các công ty cần tiến hành rà soát các vấn đề về pháp lý, tài chính, hoạt động kinh doanh … Ở giai đoạn này, các công ty nên cần sự tư vấn từ những luật sư có kinh nghiệm về mua bán và sáp nhập, đầu tư gọi vốn để rà soát và khắc phục những vấn đề mà công ty chưa tuân thủ đúng, nhằm thực hiện việc khắc phục hoặc tái cấu trúc một cách phù hợp để doanh nghiệp trở nên “hấp dẫn” hơn trong mắt nhà đầu tư.

Ngoài ra, các công ty cũng nên chuẩn bị bảng kế hoạch kinh doanh một cách kỹ lưỡng, phản ánh đúng về tình hình dự báo tài chính, kinh doanh của công ty trong các năm tiếp theo để tăng sức thuyết phục cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên đưa ra một kế hoạch kinh doanh quá lạc quan, thiếu thực tế và làm nhà đầu tư e ngại về tính khả thi của kế hoạch.

Bên cạnh đó, việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng là vấn đề vô cùng quan trọng để thấy rõ tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp cũng như căn cứ để các công ty tham khảo và đưa ra mức giá chào bán phù hợp.

Giai đoạn trong khi gọi vốn

(a) Quá trình thẩm định doanh nghiệp

Trước khi đàm phán các điều khoản và tiến hành ký kết hợp đồng, các nhà đầu tư thường thực hiện quá trình thẩm định doanh nghiệp (Due Dilligence) về các mặt tài chính, pháp lý, hoạt động, … của công ty gọi vốn để họ xem xét và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Do đó, các công ty nên xây dựng hệ thống hồ sơ, chứng từ minh bạch và rõ ràng ngay từ khi thành lập để tăng khả năng thành công khi gọi vốn, tránh mất thời gian và cơ hội của cả hai bên.

Việc một doanh nghiệp có những hồ sơ tài chính, pháp lý không rõ ràng, đầy đủ hoặc thiếu tin cậy sẽ khó được các nhà đầu tư chấp nhận, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu ở giai đoạn chuẩn bị gọi vốn, các công ty đã có sự tư vấn của các luật sư kinh nghiệm và đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài chính, pháp lý, doanh nghiệp thì đến giai đoạn này, công ty sẽ không bị bỡ ngỡ hay lúng túng trước những yêu cầu hay các vấn đề mà nhà đầu tư đưa ra.

(b) Quá trình đàm phán

Trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng, các công ty cần hiểu rõ, rà soát và cân nhắc kỹ lưỡng về yêu cầu, điều kiện mà nhà đầu tư đưa ra. Trên thực tế, không ít chủ doanh nghiệp, nhất là các startup vì thiếu kinh nghiệp, không nắm rõ pháp luật hoặc cần vốn gấp, đã dễ dàng chấp nhận tất cả các điều khoản mà các nhà đầu tư đưa ra, gây bất lợi cho công ty gọi vốn. Trong những trường hợp như vậy, các công ty nên cân nhắc việc thuê luật sư khi tiến hành gọi vốn để tránh việc giải quyết những hậu quả đáng tiếc sau này. 

Trong quá trình đàm phán, các luật sư sẽ tư vấn cho công ty gọi vốn các vấn đề pháp lý, những rủi ro trước yêu cầu của nhà đầu tư hoặc đề xuất các phương án hợp lý để cân bằng lợi ích giữa các bên.

Giai đoạn sau khi kết thúc thương vụ gọi vốn

Sau khi các công ty đã gọi vốn thành công từ nhà đầu tư, các công ty phải thực hiện thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước để ghi nhận việc góp vốn của các nhà đầu tư. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy trình thực hiện cũng như cách thức soạn hồ sơ, nộp hồ sơ để tránh kéo dài quá trình xử lý. 

Nếu có điều kiện, doanh nghiệp có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ của các cơ quan nhà nước để kiểm tra quy trình và tài liệu cần chuẩn bị trên thực tế.

Ở giai đoạn này, sự tham gia của luật sư sẽ phần nào giúp các công ty thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các thủ tục với cơ quan nhà nước.

Như vậy, để gọi vốn thành công, ngoài các kỹ năng thuyết phục, kế hoạch kinh doanh khả quan, các công ty phải đặc biệt lưu ý những vấn đề pháp lý, tài chính, hoạt động kinh doanh, … từ giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn đàm phán cho đến giai đoạn kết thúc thương vụ gọi vốn, nhất là các vấn đề pháp lý để tránh những rắc rối đáng tiếc, bất lợi phát sinh sau này.

Để khắc phục tình trạng trên, các công ty cần cân nhắc sự hỗ trợ tư vấn từ các luật sư có kinh nghiệm trong toàn bộ quá trình gọi vốn, từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc thương vụ nhằm đảm bảo tính pháp lý và tăng khả năng thành công của giao dịch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập, đầu tư gọi vốn, đội ngũ LMP có thể hỗ trợ các công ty từ giai đoạn giới thiệu nhà đầu tư, tư vấn cấu trúc, dẫn dắt giao dịch, đàm phán soạn thảo tài liệu và kết thúc thương vụ. 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.

Liên hệ tư vấn
(+84)2838224050