Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không cần phải báo trước. Tuy nhiên, việc chấm dứt HĐLĐ này phải đảm bảo tuân thủ những quy định của Pháp luật tại Bộ Luật lao động được ban hành ngày 20/11/2019 (“Bộ Luật Lao Động”).

Tham khảo quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại link đính kèm.

A. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  1. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  2. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  3. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  4. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

B. Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước đúng pháp luật

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

  1. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ Luật Lao Động;
  2. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ Luật Lao Động;
  3. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  4. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  5. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ Luật Lao Động;
  6. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ Luật Lao Động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  7. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ Luật Lao Động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

D. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động có các nghĩa vụ sau đây: 

  1. Không được trợ cấp thôi việc.
  2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ Luật Lao Động.

Như vậy, trường hợp muốn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng người lao động không nắm, không hiểu hoặc hiểu không đúng, áp dụng không đúng quy định pháp luật thì có thể không được trợ cấp thôi việc, thậm chí chịu các trách nhiệm tài chính đối với người sử dụng lao động. 

Với kinh nghiệm tư vấn thành công cho nhiều người lao động là cá nhân cư trú và cả cá nhân không cư trú đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể, hỗ trợ soạn thảo các tài liệu có liên quan để khách hàng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp. 

Lưu ý: Nội dung trình bày trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.

Liên hệ tư vấn
(+84)2838224050