Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần: Lựa chọn nào cho nhà đầu tư?

Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp dựa trên lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mong muốn và mục tiêu của mình. Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất do đặc trưng về chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Bởi lẽ, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Bài viết này tập trung giới thiệu về đặc trưng của hai loại hình doanh nghiệp trên và tư vấn của LMP về việc lựa chọn loại hình phù hợp.

Tiêu chí Công ty TNHH MTV Công ty TNHH hai thành viên trở lên CTCP
1. Số lượng chủ sở hữu 01 02 – 50 ≥ 03
2. Thuế thu nhập khi chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần – Thuế TNCN: 20%

– Thuế TNDN: 20%

– Thuế TNCN: 20%

– Thuế TNDN: 20%

– Thuế TNCN: 0,1%/lần

– Thuế TNDN: 20%

3. Mô hình tổ chức (a) Đối với chủ sở hữu là tổ chức:

– Chủ tịch, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (tùy chọn); HOẶC

– Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (tùy chọn). 

(b) Đối với chủ sở hữu là cá nhân:

Chủ tịch và Giám đốc/Tổng giám đốc.

– Hội đồng thành viên;

– Chủ tịch Hội đồng thành viên; và

– Giám đốc/Tổng Giám đốc.

(a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. 

HOẶC

(b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc.

4. Quyền phát hành chứng khoán Chỉ được phát hành trái phiếu Chỉ được phát hành trái phiếu Được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác
5. Lời khuyên  – Quyền điều hành và kiểm soát tuyệt đối

– Không thể huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác

– Đối nhân, đối vốn

– Kêu gọi vốn đầu tư có thể bị hạn chế

– Đối vốn

– Dễ thu hút nhà đầu tư

– Khó quản lý, điều hành

 

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)
  2. Công ty TNHH MTV do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. 
  3. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  4. Công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty TNHH MTV được phát hành trái phiếu.
  5. Thuế thu nhập khi chuyển nhượng phần vốn góp:
  6. a) Thuế thu nhập cá nhân = (Giá chuyển nhượng – Giá mua phần vốn chuyển nhượng – Chi phí chuyển nhượng) x Thuế suất 20%.
  7. b) Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Giá chuyển nhượng – Giá mua phần vốn chuyển nhượng – Chi phí chuyển nhượng) x Thuế suất 20%. 
  8. Cơ cấu tổ chức quản lý
  9. a) Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức, công ty TNHH MTV được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: 

(i) Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (tùy chọn); hoặc

(ii) Hội đồng thành viên (từ 03 đến 07 thành viên), Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (tùy chọn). 

  1. b) Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân, cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc. Trong đó, chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc.

Lời khuyên: Công ty TNHH MTV giúp cho chủ sở hữu vừa nắm quyền điều hành và kiểm soát tuyệt đối trong hoạt động kinh doanh của công ty vừa đảm bảo chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn. Tuy nhiên, vì chỉ có một chủ sở hữu nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, công ty TNHH MTV sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. 

 

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  2. Chủ sở hữu công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. 
  3. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu.
  5. Thuế thu nhập khi chuyển nhượng phần vốn góp được tính như ở công ty TNHH MTV.
  6. Mô hình hoạt động:

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm Hội đồng thành viên (bao gồm tất cả thành viên góp vốn), Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc/Tổng Giám đốc.

  1. Hạn chế trong việc xác lập/chấm dứt tư cách thành viên công ty

Thành viên công ty khi muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty trước. Nếu các thành viên này không mua hết thì thành viên muốn chuyển nhượng mới có thể bán cho người không phải là thành viên của công ty.

Trong trường hợp một người được thành viên công ty tặng cho phần vốn góp hay nhận thanh toán phần vốn góp do thành viên trả nợ thì người này chỉ có thể trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. 

Lời khuyên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là công ty vừa đối nhân vừa đối vốn, thích hợp với các chủ sở hữu mong muốn kiểm soát việc gia nhập của các thành viên chặt chẽ, chú trọng vào sự liên kết của các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, do pháp luật giới hạn số lượng thành viên và không cho phép Công ty TNHH hai thành viên trở lên phát hành cổ phiếu (trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần), việc kêu gọi vốn đầu tư có thể bị hạn chế hơn so với mô hình công ty cổ phần.

 

  1. Công ty cổ phần (CTCP)
  2. Chủ sở hữu công ty cổ phần bao gồm ít nhất 3 cổ đông là tổ chức, cá nhân và không giới hạn số lượng tối đa. Các cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm thành lập CTCP được gọi là cổ đông sáng lập.
  3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  4. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Đặc biệt, công ty cổ phần có quyền chào bán cổ phần và trái phiếu riêng lẻ ra công chúng để huy động vốn.
  5. Thuế thu nhập khi chuyển nhượng cổ phần
  6. a) Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng cổ phần từng lần x Thuế suất 0,1% 
  7. b) Thuế thu nhập doanh nghiệp = (giá chuyển nhượng – giá mua phần vốn chuyển nhượng – chi phí chuyển nhượng) x Thuế suất 20%. 
  8. Mô hình hoạt động

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  1. a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát); hoặc
  2. b)  Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
  3. Quyền chuyển nhượng cổ phần

Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp:

  1. a) Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập trong vòng 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 
  2. b) Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (phải được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng).

Lời khuyên: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối vốn với sự hợp tác của nhiều nhà đầu tư trên cơ sở lợi ích kinh tế chung. Sự không hạn chế về số lượng cổ đông, sự dễ dàng trong việc tham gia công ty của các cổ đông và khả năng phát hành nhiều loại chứng khoán đã tạo ưu thế cho công ty cổ phần trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, vì số lượng cổ đông lớn và sự dễ dàng trong việc tham gia góp vốn so với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, nên việc quản lý và điều hành công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn, và có thể phân hóa thành các nhóm cổ đông với sự mâu thuẫn về lợi ích.

Lưu ý: Nội dung trình bày trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LMP Lawyers.

Liên hệ tư vấn
(+84)2838224050